Nhận xét Hoàng_Đạo_(nhà_văn)

Về tác giả

Hoàng Đạo từng được bổ làm Tri huyện, với mức lương 140 đồng, nhưng ông đã từ chối. Ngày còn làm Tham Tá lục sự tòa án Đà Nẵng, có người cùng sở muốn làm mối cho ông một cô gái Huế, con một vị Hồng lô tự khanh rất có vị thế, nhưng ông cũng không ưng...Sau này, khi ông tham gia chính trị, thì anh em và đồng chí đều nể Nhất Linh, nhưng quý Hoàng Đạo, bởi ông mới là người mưu lược. Khi nhận được tin Hoàng Đạo mất, những người thân đã nói rằng: "Hoàng Đạo không còn, nhất định Nhất Linh sẽ từ bỏ chính trị". Quả như vậy. Về nước gần mười năm (1950-1959), Nhất Linh xa lánh chính trị, tập trung vào việc viết sách báo, vui với thiên nhiên hoa cỏ...[5]

Về tác phẩm

Trích đáng giá của:

Tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh đều có khuynh hướng về gia đình...còn tiểu thuyết của Hoàng Đạo có khuynh hướng xã hội.Tác phẩm đầu tay của ông (Trước vành móng ngựa), làm người đọc vừa phì cười vừa thương tâm. Quyển Con đường sáng có những ý hay, nhưng tác giả quá thiên về tả cảnh...Những nhân vật không có những ngôn ngữ và hành động sâu sắc, nên cá tính của họ không được rõ......Hoàng Đạo là một nhà văn sở trường về nghị luận, về châm biếm hơn là về tiểu thuyết. Ở hai loại trên, ông phán đoán vững vàng, lập luận chắc chắn, còn loại tiểu thuyết ông không được giàu tưởng tượng cho lắm...[6].
  • Nhà nghiên cứu Văn Tâm:
"Trước vành móng ngựa", là tập phóng sự đặc sắc về tóa án. Tuy tác giả không mấy quan tâm đến "luận đề", nhưng sự thật giản đơn được chọn lọc phản ánh, lại tự nói lên ý nghĩa sâu xa của nó, từ đó có khả năng thuyết phục độc giả một cách thấm thía về hiện thực dân sinh và dân trí bi đát đương thời...Với "Mười điều tâm niệm", Hoàng Đạo có hoài bão hướng dẫn lẽ sống đúng đắn cho thanh niên...Và chủ trương trong quyển này đã được tác giả hình tượng hóa qua cặp nhân vật nam nữ Duy và Thơ trong tiểu thuyết "Con đường sáng". Duy, sau một thời gian chơi bời, đến khi chán nản muốn tự sát, thì bỗng giác ngộ ra được "con đường sáng"...Cụ thể là lẽ sống của thanh niên tân tiến là nhẫn nại mưu tính cho giới bình dân có được một cuộc đời êm đẹp. Duy kết hôn với Thơ, một thiếu nữ có tâm hồn thanh cao, rồi cùng về nơi " bùn lầy nước đọng" cứu giúp đám nông dân nghèo khổ, thất học và bệnh tật...Nhưng cuối cùng công cuộc cải lương hương xã của họ đã thất bại..."Con đường sáng" có lối văn trong trẻo, đôi chỗ trữ tình. Tác giả chứa đựng những nét hiện thực, nhưng các hình tượng nhân vật thì còn mờ nhạt, ít gây ấn tượng sâu sắc...[7]